Uncategorized

CÂY LÁ CẨM VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG HỮU ÍCH

Lá cẩm là lá gì ?

Lá Cẩm (Peristrophe bivalvis) thuộc loại cây thân thảo, lâu năm, cao khoảng 50 – 100 cm. Thân thường 4 cạnh, có rãnh dọc sâu, cành non có lông, về sau nhẵn. Lá đơn, mọc đối; hình bầu dục hay trứng hoặc thuôn mũi giáo, thường có bớt màu trắng ở dọc gân; kích thước 2-10 cm x 1,2-3,6 cm; hai mặt có lông hoặc không, gốc lá thuôn nhọn; chóp lá nhọn hay có khi có mũi hay hơi tù tròn. Cụm hoa chùm ở ngọn hay nách lá, chùm ngắn; lá bắc cụm hoa thường hình trứng.

ban-co-the-tham-khao-y-kien-bac-si-truoc-khi-su-dung-dieu-tri-benh

Lá Cẩm có mấy màu?

Ở Nam Bộ cây lá cẩm được coi là cây nhuộm màu. Lá cẩm gồm hai màu chính: Cẩm Đỏ và Cẩm Tím. Đây cũng là hai loại được trồng, riêng Cẩm Vàng còn mọc hoang nên được gọi là Cẩm dại. Cây Cẩm chủ yếu được nhân giống bằng cành, hiện tại chưa phát hiện cây con từ hạt. Bốn dạng Cẩm có tên khác nhau được đặt theo công dụng, màu sắc của dịch chiết, theo hoa văn trên mặt lá, theo hình dạng hay màu sắc của lá hoa.

chieu-cao-trung-binh-cua-loai-cay-nay-khoang-50-100-cm

Lá Cẩm Tím có tác dụng như thế nào ?

Lá Cẩm Tím có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái (giảm ho) chỉ huyết (cầm máu). Nếu phối hợp với các vị thuốc khác trị được các chứng viêm phế quản nhiều đườm, tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân, cơ bị bầm dập. Lá cẩm còn được người dân tộc làm nước để tắm cho trẻ con khỏi rôm sảy. Do có những đặc tính quý nên Lá Cẩm Tím khi được dùng để tạo màu thực phẩm sẽ đem lại một vẻ đẹp tinh tế cho món ăn, đồng thời dùng nước Lá Cẩm Tím để rửa mặt bạn gái sẽ có làn da trắng mịn đến bất ngờ.

Lá Cẩm Tím được sử dụng ra sao ?

Từ lâu Lá Cẩm Tím thường được dùng để nhuộm màu cho thực phẩm hoặc dùng để chế biến các thức ăn vì loại lá này không gây độc, không mùi không vị nên không làm ảnh hưởng hương vị món ăn. Điều đặc biệt màu sắc thực phẩm sử dụng lá cẩm trông rất đẹp mắt, hấp dẫn.
– Một số món ăn được tạo màu từ lá cẩm:
Bánh Tét lá cẩm
Xôi lá cẩm, xôi ngũ sắc
Mứt dừa bột lá cẩm
Thạch rau câu bột lá cẩm
Bánh dẻo bột lá cẩm…
Người miền Bắc, nhất là đồng bào dân tộc thường dùng Lá Cẩm Tím để nấu xôi ngũ sắc (màu tím rất đẹp mắt và cho hương vị xôi ngon hơn, vị mát không gây nóng cổ), làm bánh, nấu chè…
xôi-bằng-lá-cẩm
Trong y học cổ truyền, cây Cẩm được dùng trị lao phổi, khái huyết, ho nôn ra máu, viêm phế quản cấp tính, ỉa chảy, lỵ, ổ tụ máu, bong gân. Ngoài ra, lá cẩm được coi là dược liệu có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ huyết, chữa viêm họng, thấp khớp, nhiễm trùng đường tiết niệu, kinh phong ở trẻ em, lao hạch, mụn nhọt. Như vậy có thể thấy Lá Cẩm là một loại thảo mộc có nhiều tác dụng quý.
nguoi-dan-co-the-su-dung-la-cam-ho-tro-chung-benh-gai-cot-song

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *